Hướng dẫn chọn ý tưởng phù hợp với mình

Rất nhiều người kinh doanh tưởng đã lựa chọn được sản phẩm/dịch vụ phù hợp với mình, nhưng sau một thời gian kinh doanh lại không thể kiên trì đi tiếp hoặc thất bại. Phần này Lương sẽ hướng dẫn mọi người cách chọn ý tưởng kinh doanh phù hợp với mình.

Chọn một ý tưởng lập nghiệp không nhất thiết phải là xu hướng hoặc số lượng khách hàng nhiều. Có những hạng mục kinh doanh rất ít khách hàng nhưng lại mang về một khoản lợi nhuận rất lớn, tuy nhiên nhiều người lại chọn những ý tưởng đã được nhiều người làm, tức là tính cạnh tranh mạnh.

1, Độ mạnh nhu cầu khách hàng

Muốn có những ý tưởng tốt, trước tiên phải phân nhu cầu khách hàng thành từng cấp bậc và nhóm khách hàng theo đặc tính khác nhau. Độ mạnh của nhu cầu sẽ nói cho chúng ta biết nên tấn công vào những người mua có độ tuổi bao nhiêu, thói quen, sở thích của họ là gì, những người đó sống ở khu vực thành thị, nông thôn hay thị trấn.

Những người có cùng độ tuổi, thói quen, sở thích, mong muốn… sẽ được gộp thành 1 nhóm khách hàng. Khi chúng ta tung sản phẩm ra thị trường, chúng ta sẽ có từng chính sách bán hàng với những nhóm này.

Nhóm khách hàng sẽ mang lại lợi nhuận hay doanh thu tốt chính là nhóm người có độ mạnh của nhu cầu về sản phẩm lớn nhất nhưng chưa có nhiều người tham gia vào, những ý tưởng càng dễ thực hiện thì độ mạnh của nhu cầu càng yếu.

7 Nguyên tắc hùn vốn làm ăn để được lâu dài

2, Xu hướng cạnh tranh của thị trường

Bạn cần tự hỏi mình rằng, đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong ý tưởng kinh doanh này là ai, đối thủ gián tiếp là những người nào, mức độ cạnh tranh của họ như thế nào.

Một thị trường chắc chắn sẽ có đối thủ cạnh tranh, ngoài việc xác định những công việc phải làm để sống sót trên thị trường, chúng ta phải nhìn nhận thị trường rộng hơn để thấy những nguy cơ tiềm ẩn trong tương lai.

Nếu ý tưởng của bạn quá hót trên một thị trường kinh doanh mới,  vậy thì ít ngày sau đó đối thủ cũng sẽ nhảy vào luôn. Việc của chúng ta là xác định xem mình có thể cạnh tranh được không, có thể tồn tại được bao lâu trên thị trường. Nếu sức cạnh tranh của thị trường quá mạnh mà bản thân mình sẽ bị đánh bật ra khỏi thị trường, vậy thì ý tưởng đó không có lợi với bạn.

3, Thời cơ nhảy vào thị trường thích hợp

Một nhu cầu mới của thị trường mà chưa được hình thành hoặc chưa được xác định rõ ràng, tính cạnh tranh sẽ yếu vì vậy nhảy vào thị trường rất dễ thành công.

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam vào thời điểm này chưa mạnh, bạn có thể nhảy vào thị trường. Nhưng thương mại điện tử ngốn rất nhiều tiền, bạn chỉ nên nhảy vào nếu như bạn có đủ tiền và 1 chiến lược kinh doanh nuber one.

4, Tính riêng của ý tưởng ( sản phẩm/dịch vụ)

Sức cạnh tranh trên thị trường quá khốc liệt, nếu muốn biết mình có thể cạnh tranh với đối thủ hay không, yếu hay mạnh phải liệt kê ra những yếu tố đối thủ có và những thứ mình có.

Trong thị trường kinh doanh của thế kỷ 21 như ngày nay, muốn tồn tại được phải luôn luôn trang bị cho mình những thứ khác biệt, chẳng giông ai, nếu đối thủ bắt trước thì cũng không thể theo kịp. Cái riêng của ý tưởng sẽ làm nên thương hiệu và giúp bạn tồn tại lâu dài trên thị trường. Nếu ý tưởng được chọn không có điểm khác biệt thì không nên chọn hạng mục kinh doanh đó.

5, Giá thành, giá bán, lợi nhuận của sản phẩm

Giá thành của sản phẩm/dịch vụ là bao nhiêu, giá bán lẻ trên thị trường bằng bao nhiêu, lợi nhuận và tỷ lệ lợi nhuận là bao nhiêu, Tỷ suất lợi nhuận không được quá 20%, những ý tưởng có tỷ suất lợi nhuận trên 20% cần phải được xem xét kỹ lưỡng lại nhiều lần.

6, Sản phẩm/dịch vụ có tương hợp với cảm nhận cảm tính, sở thích, mong muốn

Yếu tố này quyết định bạn có trung thành với ý tưởng kinh doanh của mình sau khi phát triển nó thành công, hay là sẽ bỏ dở chừng để nhảy sang lĩnh vực của ngành khác. Bạn cần xác định yếu tố này ngay từ đầu để biết rằng mình có phù hợp với ý tưởng.

7, Tiền vốn

Vốn đầu tư ban đầu quyết định ý tưởng có thực hiện được, nếu số tiền chi ra cho ý tưởng mất quá nhiều, vượt quá khả năng thanh khoản của mình thì không nên lựa chọn. Trừ phi bạn có 1 dự án kinh doanh thực sự thuyết phục để lên kế hoạch gọi vốn.

Trả lời