4 kinh nghiệm rút ra từ người kinh doanh thất bại

Lập nghiệp kinh doanh startup nổi lên mạnh mẽ tại thị trường Việt Nam trong thời gian 3 năm trở lại đây. Nhưng phần lớn họ đều thất bại và trở về kiếp làm thuê. Tổng kết những lý do rút ra được 4 kinh nghiệm kinh doanh cho những người mới.

1, Đừng thi với những người kinh doanh cùng ngành

Có rất nhiều người cùng kinh doanh 1 sản phẩm/dịch vụ trong ngành nghề, họ được gọi là đối thủ cạnh tranh với nhau. Rất nhiều bạn kinh doanh thường bị cuốn vào vòng xoáy “phải bằng họ”, “đối thủ kinh doanh chắc chắn sẽ thua ta”, “ta sẽ hơn mi cho mà xem”, “thị trường này là của ta, và sẽ không ai giỏi hơn ta”…

Tinh thần vươn lên và kiên trì nỗ lực để loại bỏ đối thủ kinh doanh là chính đáng, tuy nhiên họ đều sai và cuối cùng bị thất bại. Tất cả đều là bởi vì họ cạnh tranh với nhau không công bằng, một khi đã không ngang sức với nhau thì không chiến thắng.

Cái gọi là “không công bằng”, có nghĩa bạn không có nhiều tiền vốn bằng đối thủ, bạn không có nhân sự giỏi bằng họ, cơ sở vật chất của bạn cũng nghèo nàn, mối quan hệ kinh doanh của bạn cũng không nhiều bằng họ. Vậy thì việc chúng so sánh và thi với đối thủ cạnh tranh theo cách này có ý nghĩa gì không ?

Muốn cạnh tranh được với đối thủ, bạn cần có 1 sự khác biệt mà đối thủ cạnh tranh không thể có, và không thể bắt trước một cách dễ dàng. Trong mỗi trường hợp kinh doanh, mọi người đều sẽ tìm ra sự khác biệt cho riêng mình.

Hướng dẫn chọn ý tưởng phù hợp với mình

2, Muốn ước mơ chứ không phải ước vọng

Ước mơ là thứ nằm trong trí tưởng tượng, thông thường ước mơ không bao giờ có thật với chúng ta trong thời điểm hiện tại, ước mơ chỉ đạt được khi bạn hành động theo thời gian.

Ước vọng là thứ được bảo đảm chắc chắn sẽ thực hiện dựa trên 1 cơ sở có thật. Ước vọng mới là mà người lập nghiệp kinh doanh cần nghĩ về nó nhiều hơn, vì nó được bảo đảm sẽ thực hiện. Còn ước mơ là thứ xa vời mà phải trải qua nhiều thời gian mới đạt được nó.

Xây dựng mục tiêu kinh doanh phải thực tế và có tính khả thi, bạn không thể nói rằng chúng ta ước mơ trở thành tỷ phú với khối tài sản 1 triệu USD trong 1 năm, điều đó gần như bất khả thi , vì thế mà nguồn lực, năng lực, con người của bạn hành động đều không đạt đến kết quả.

Khi xác định mình sẽ kinh doanh cái gì thì cần nhìn vào thực thực chứ không phải những ước mong ảo tưởng không thể thực hiện. Kinh doanh là 1 quá trình gồm nhiều mục tiêu, muốn đạt được mục tiêu cuối cùng thì phải hoàn thành tất cả những mục tiêu nhỏ khác.

3, Nán lại “sự chán nản”

Thành công là 1 cảm giác trong tâm trí của bạn và của mỗi người, nếu tham vọng thành công vị lấn bởi sự chán nản thì bạn sẽ không có động lực để tiếp tục hành động hoàn thành kế hoạch kinh doanh.

Tâm lý con người ảnh hưởng trực tiếp đến người quản lý kinh doanh, có thể bạn rơi vào trường hợp mất hết tiền vốn mà vẫn chưa hợp đồng kinh doanh nào tốt để bù đắp, hoặc khách hàng có cái nhìn nhận xấu về sản phẩm của bạn… Trong những lúc này, bạn cần bình tĩnh tập hợp mọi tài liệu và phân tích xem vấn đề thực sự gây ra những tổn hại đó nằm ở chỗ nào.

Đối với 1 người có tố chất thành công, họ luôn luôn kiểm soát tâm lý bản thân và không bao giờ để anh hưởng đến công việc. Họ hiểu rằng mình sẽ thất bại nếu dừng lại vì sự chán nản, nhưng nếu bước tiếp biết đâu họ tìm thấy cơ hội mới.

4, Nhóm là yếu tố quan trọng nhất

Nhóm người người trong công ty là 1 cỗ máy có thể giải quyết tất cả mọi việc. Người mới kinh doanh lần đầu thường không muốn làm việc chung với ai hoặc không nhận ra khả năng tiềm ẩn của nhóm mà ngó lơ, cộng với sự độc đoán làm cho hoạt động kinh doanh trì trệ, không hiệu quả , cuối cùng thất bại.

Phát triển nhóm là yếu tố cốt lõi khi bắt đầu kinh doanh, dự án kinh doanh sắp tới của bạn nếu chưa xác đinh nhóm thì cần bổ sung vào cho đủ.

An Luong

Trả lời