5 khó khăn khi bắt đầu mở cửa hàng kinh doanh bán lẻ

Việc mở và làm chủ một cửa hàng bán lẻ chưa bao giờ là một điều dễ dàng. Bởi kinh doanh được ví như một cuộc chiến lâu dài, vì thế bạn cần có một kế hoạch cụ thể không chỉ chuẩn bị về vốn, tâm lý, sức lực mà còn phải xác định được những khó khăn, rủi ro có thể xảy đến.

Quan trọng hơn là biết cách phòng ngừa những rủi ro đó, dưới đây là một số vấn đề người làm kinh doanh sẽ phải để tâm đến khi mở một cửa hàng bán lẻ.

1, Kinh doanh mặt hàng gì?

Hiện nay, các cửa hàng bán lẻ với đủ loại mặt hàng xuất hiện ở mọi ngóc ngách vì thế khi bắt tay vào kinh doanh điều đầu tiên bạn phải xác định được mình muốn bán cái gì và cái gì cung ít – cầu nhiều. Đừng ham nhảy vào bán mặt hàng người cung cấp thì nhiều, người mua lại đang ổn định. Nếu thực sự muốn bạn phải làm cho mình đặc biệt hơn về sản phẩm, về giá hoặc dịch vụ.

2, Chịu lỗ trong bao lâu

Khi mới bắt đầu kinh doanh, lợi nhuận chưa thấy đâu chỉ thấy khó khăn chồng chất khó khăn, đặc biệt là vốn. Ngoài chi phí mở cửa hàng, tiền hàng thì bạn cần phải có một số vốn dự phòng nhất định.

Cửa hàng của bạn ở gần nhà khách hàng, tại sao họ không mua chỗ bạn mà tới nơi xa hơn đó 3 km ?

Thời gian đầu hoạt động bạn cần một số vốn đủ để duy trì và bù lỗ, tùy từng quy mô vốn mà mức dự phòng sẽ có sự thay đổi nhưng thường sẽ là ở mức 20 đến 50% số vốn.

Thời gian bù lỗ ở mỗi cửa hàng là không giống nhau, có nơi chỉ cần 1 tháng nhưng có nơi lại cần đến vài tháng vài năm. Điều này sẽ giúp bạn có thêm động lực để cải thiện tình hình kinh doanh tốt hơn, để thu về lợi nhuận. Nhưng nếu cảm thấy lượng khách cũ ít đi, lượng khách mới không nhiều và số tiền bù lỗ không giảm, lợi nhuận không có, tốt nhất bạn nên chọn cho mình phương án làm ăn khác.

3, Địa điểm mở cửa hàng

Ở nơi thành thị thì yếu tố thuê địa điểm mặt bằng luôn ngốn của người kinh doanh một số tiền khổng lồ. Bởi địa điểm kinh doanh tốt, ở khu dân cư đông đúc, cửa hàng mặt tiền, trên tuyến phố hai chiều…sẽ là nơi kinh doanh lý tưởng nhất.

Nhưng khi chọn địa điểm mặt đường lớn đồng nghĩa với việc giá thành cao, không có chỗ để xe, cửa hàng chật hẹp nhưng sức mua thường rất đảm bảo. Còn nếu thuê mặt bằng trong ngõ bạn cần phải đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng cáo, khuyến mãi trong thời gian đầu để thu hút khách hàng.

4, Chọn thời điểm bắt đầu kinh doanh

Đây không phải là yếu tố quyết định đến việc thành công của cửa hàng bán lẻ nhưng chắc chắn rằng là yếu tố giúp việc kinh doanh thuận lợi hơn. Với mặt hàng kinh doanh trong cả bốn mùa như đồ gia dụng, đồ điện, cửa hàng tạp hóa…thì thời điểm khai trương không quá quan trọng.

Nhưng nếu kinh doanh mặt hàng theo mùa thì mọi chuyện sẽ khác. Kinh doanh mặt hàng chăn đệm thì nên mở cửa hàng vào khoàng tháng 8 đầu mùa thu hoặc đầu tháng 10 của mùa đông.

Kinh doanh đồ uống giải khát thì mùa hè là thời điểm không thể tuyệt vời hơn. Thời điểm kinh doanh hợp lý sẽ giúp bạn thu hút một lượng khách đông đúc và dù có qua thời gian đó cửa hàng của bạn vẫn làm ăn rất tốt.

5, Quản lý nhân sự

Dù cửa hàng có quy mô lớn hay nhỏ thì việc quản lý nhân sự vẫn là điều người kinh doanh không được bỏ qua. Không chỉ làm tốt trong khâu tuyển chọn, bạn cần phải biết cách hướng dẫn, đào tạo nhân viên của mình thành một nhân viên bán hàng chuyên nghiệp, biết tôn trọng khách hàng.

Nếu cửa hàng có quy mô hơn thì bạn cần kiểm soát được cả các bộ phận khác như thu ngân, người quản lý kho, nhân viên kinh doanh… Muốn việc kinh doanh diễn ra suôn sẻ bạn cần phải là người chỉ huy tài ba, không nên làm việc dựa theo cảm tính, luôn có các quy tắc riêng cho mình và nhân viên.

Trả lời