98% người nói thành công là cố gắng, nhưng Steve Jobs và Anh-xtanh đều cho rằng “Trực giác” mới quan trọng nhất

Thiên tài chính là thiên tài, khoảng cách giữa họ và người bình thường không phải là sự cố gắng, nỗ lực. Khái niệm mới này giúp con người mở rộng tầm nhìn, tư duy về thành công.

Hãng Apple vừa kỷ niệm thương hiệu Iphone ra đời đúng 10 năm, Iphone chính là thành quả tốt đẹp của Steve Jobs đã gây dựng, có rất nhiều người đều xem Steve Jobs là hình mẫu khởi nghiệp thành công.

Tuy nhiên mỗi thứ của từng người học được lại khác nhau, Steve Jobs phát triển Iphone tại nhiều thị trường khác nhau, từ Bắc Mỹ, Châu Âu, đến Nga, rồi Châu Á, Ấn Độ… và ông cho rằng điểm mấu chốt của sự thành công là “trực giác” chứ không phải thứ nào khác. Không chỉ có Steve Jobs, nhà khoa học vĩ đại Anh-xtanh cũng sử dụng “Trực giác” làm bí quyết thành công của ông.

Có vẻ như, thiên tài chính là thiên tài, và khoảng cách giữa họ với người bình thường không phải là sự nỗ lực, cố gắng.

Anh-xtanh là nhà khoa học vật lý có sức ảnh hưởng lớn nhất vào thế kỷ 20, Steve Jobs thông qua trái táo khuyết đã gây dựng “sự nghiệp Iphone” trên toàn cầu vào đầu thế kỷ 21, có thể nói 2 người họ là hai nhân vật có sức ảnh hưởng lớn nhất của thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21. Song yếu tố để quyết định thành công của họ không phải là cố gắng, phấn đấu, mồ hôi và nước mắt. 2 người họ đều cho rằng, trung tâm điểm của sự thành công là “Trực giác”.

7 “lầm lỗi” khiến người khởi nghiệp ở Việt Nam bị thất bại

Steve Jobs

Iphone đã tròn 10 tuổi, và đó là minh chứng rõ ràng nhất cho sự thành công trong sự nghiệp và một trực giác phi thường của Steve Jobs. Trong những chia sẻ của ông về thành công, ông có nhắc đến khả năng phi thường của “trực giác”. Ông miêu tả, trực giác có tác động nhiều nhất đến việc quản lý doanh nghiệp Apple và thương hiệu Iphone. Trong lần chia sẻ với Phóng viên, ông nói “ Trực giác có sức ảnh hưởng quan trọng hơn trí tuệ”.

Điều đáng chú ý hơn cả, cuốn từ điển nổi tiếng thế giới Merriam-Webster định nghĩa trực giác là năng lực sáng suốt, chuẩn xác và nhanh chóng.

Vào thời kỳ đầu Iphone ra mắt thị trường, giống chiếc điện thoại thông minh BlackBerry sử dụng bàn phím Qwerty và bút trỏ, thiết kế mới của Iphone áp dụng màn hình cảm ứng, khai thác triệt để phong cách của một chiếc Smart Phone, đưa Apple trở thành công ty tiên phong trong lĩnh vực kỹ thuật/công nghệ sản xuất điện thoại di động.

Trong buổi diễn thuyết năm 2005, tại Đại học Stanford ( Hoa Kỳ), Steve Jobs một lần nữa khẳng định “Trực giác” là yếu tố tác động rất lớn đến công việc của ông. Ông nhấn mạnh “ Cách làm này không khiến tôi thất vọng, hơn nữa giúp cuộc sống của tôi rất thú vị”.

Anh-xtanh

Quay lại vài chục năm trước, Albert Einstein ( Anh-xtanh) đang phải chịu những chỉ trích và phê bình từ những tư tưởng khoa học truyền thống hàng tram năm.

Phần lớn mọi người đều cho rằng Anh-xtanh là người sống lý trí và thiên về trực giác, nhưng sự thực thì không phải như vậy, Anh-xtanh có câu nói nổi tiếng được người đời sử dụng rất nhiều: “Nếu có tâm tính của trực giác thì bạn đã có món quà của thần thánh; Nếu có trí tuệ vậy thì bạn đã có đầy tớ của sự trung thực”.

Vào năm 20 của thế kỷ 20, Anh-xtanh đưa ra thuyết tương đối mặc dù đã gặp sự chỉ trích rất lớn từ nền khoa học truyền thống lúc bấy giờ, tuy nhiên ông vẫn tin vào trực giác của mình rằng thuyết tương đối sẽ giúp nhân loại thay đổi nhìn nhận về khoa học. Ngày nay Thuyết tương đối của Anh-xtanh trở thành hòn đá tảng của mọi lý thuyết vật lý hiện đại.

Dần lời từ một tờ báo nổi tiếng, Anh-xtanh đã từng nói cho 1 người bạn của mình: Tất cả mọi thành tựu to lớn của khoa học đều bắt đầu từ góc độ trực quan, “ Có lúc tôi cảm thấy mình đúng, nhưng lại không biết mình đúng về nguyên nhân nào”.

Trực giác trong kinh doanh và tạo doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng, mà đôi lúc bạn không chỉ ra được lý do rõ ràng vì sao mình quyết định như vậy nhưng bạn vẫn tin mình đúng. Trực giác có thể tạo nên sự thành công của 1 người vĩ đại.

An Luong

Trả lời