Số lượng cửa hàng lớn nhất thế giới, lượng hàng bán ra lại quá yếu ớt

Bạn cho rằng McDonald’s và KFC, ai là người có số lượng cửa hàng thức ăn nhanh lớn nhất thế giới? Và bạn sẽ không thể ngờ rằng thực ra hãng Subway mới sở hữu nhiều nhất cửa hàng đồ ăn nhanh thế giới.

Thông tin từ tờ báo BBC, 6 năm trước đây thương hiệu thức ăn nhanh Subway đã vượt mặt McDonald’s về số lượng cửa hàng và trở thành hãng kinh doanh hàng ăn nhanh có chuỗi cửa hàng lớn nhất thế giới. Số liệu từ CNN cho thấy, tính đến hết tháng 4 năm nay, số lượng cửa hàng của Subway đứng thứ nhất trên toàn cầu vượt quá 40.000 cửa tiệm, theo sau đó ở vị trí thứ 2 là McDonald’c với 36.000 cửa tiệm.

Đó là điểm nhấn mà Lương muốn nói cho bạn biết trước khi chúng ta bắt tay vào tìm hiểu từng vấn đề nhỏ trong trong kinh doanh đồ ăn nhanh, cửa hàng ăn uống, và các loại cửa tiệm khác nói chung.

Mặc dù số lượng cửa hàng về thứ nhất nhưng không mang lại số lượng hàng bán ra nhiều nhất cho Subway, lượng bán hàng của McDonald’s luôn luôn cao hơn so với Subway. Theo số liệu thống kê từ Statista, biểu đồ thống kê 10 thương hiệu đồ ăn nhanh lớn nhất toàn cầu dưới đây , Subway chỉ đứng ở vị trí thứ 3, trước nó là McDonald’s và Starbucks.

Biểu đồ thống kê giá trị 10 thương hiệu ăn nhanh lớn thế giới, Subway đứng thứ 2 sau McDonald’s và Starbucks

Tuy nhiên, những thương hiệu đồ ăn nhanh này đều có những dấu hiệu không tốt trong một vài năm trở lại đây, Subway là một trong số những thương hiệu có dấu hiệu bất lợi rõ ràng nhất. Thậm chí tại thị trường Mỹ, Subway rời vào hoàn cảnh lượng bán tụt dốc mạnh, nếu năm 2014 Subway có 3% thị phần của thị trường Mỹ, và tỷ lệ này là cao nhất so với 7 năm trước đó.

Đến năm 2015, tại thị trường Bắc Mỹ- Subway đã giảm 3.4% lượng bán ra, đứng vị trí thứ 2 tại Mỹ về quy mô chuỗi cửa hàng, cũng chính là bị Starbucks soắn ngôi về quy mô.

Năm 2016, lần đầu tiên Subway giảm số lượng cửa hàng tại Mỹ, số liệu tháng 4 năm nay từ CNN cho thấy, hiện tại Subway có tổng cộng 26.744 cửa tiệm trên toàn nước Mỹ, giảm 359 cửa tiệm so với năm trước đó.

Vì đâu mà Subway “thê thảm” đến thế

Phần nội dung nhỏ này chắc là phần mà bạn mong chờ từ nãy giờ, Lương cố gắng làm nổi bật phần nội dung này để bạn thấy rằng, việc kinh doanh đồ ăn uống nói chung, thức ăn nhanh nói riêng cần một định hướng sáng suốt hơn.

Từ năm 2000 đến nay, Subway luôn luôn lấy hình ảnh “khỏe mạnh” làm thương hiệu trong mắt khách hàng, và điều đó đã tạo một dấu ấn sâu trong cảm nhận người mua, thế nhưng yêu cầu của người ăn/uống đối với sản phẩm càng ngày càng cao, ví dụ: Càng tươi ngon, có nhiều dinh dưỡng, hàm lượng chất hữu cơ tốt cho cơ thể, trong khi đó sản phẩm và thương hiệu của Subway luôn thiếu tính sáng tạo, đổi mới, ăn đến vài năm vẫn là sản phẩm đó, cách thức trình bày món ăn và chế biến rất đơn giản: Salad, Submarine sandwich, Bánh ngọt là 3 bảo bối của hãng Subway này.
>> Sau khi kết bạn trên Facebook, làm thế nào để biến họ thành khách hàng

Thứ nhất: Quá đơn giản

Đơn giản thì được, nhưng có vẻ Subway đã quá đơn giản trong việc “đối đãi” với khách hàng, hơn nữa Subway còn làm mất đi tính sáng tạo. Một vài năm trở lại đây ở Mỹ đã xuất hiện thêm nhiều thương hiệu bánh mỳ kẹp mới khá mạnh nữa như: Firehouse, Jersey Mike 39. Năm 2014 mức tiêu thụ trung bình năm của Jersey Mike 39 đạt 540.000 USD, mức này cao hơn Subway 90.000 USD.

Thứ 2: Dịch vụ trực tuyến của Subway phát triển quá chậm

McDonald’s đã áp dụng chính sách đặt món trên mạng trực tuyến từ rất lâu, họ chăm sóc khách hàng làm hoạt động này quá tốt đi. Nhưng Subway đến năm 2015 mới đưa ra ứng dụng App đặt món trực tuyến.

Thứ 3: Subway là thương hiệu nước Mỹ, nhưng nó lại cho phép kinh doanh theo hình thức nhượng quyền quá nhiều, cũng nhờ vậy mà số lượng cửa tiệm Subway tăng rất nhanh và mạnh.

Nguyên do sâu xa là bởi vì chi phí mà một ông chủ muốn mua quyền để kinh doanh theo hình thức nhượng quyền khá thấp, người kinh doanh chỉ cần bỏ ra chi phí khoảng 10-15.000 USD là có thể kinh doanh, những khoản tiền khác cần thiết cho việc trang trí, mua sắm vật dụng, đồ dùng chỉ rơi vào khoảng 10.000 USD nữa là hoạt động kinh doanh được vận hành.

Trong khi đó để kinh doanh theo hình thức nhượng quyền của McDonald’s, người đầu tư phải bỏ ra khoản vốn ít nhất 1.000.000 USD

Có rất nhiều người cũng nói rằng, hoạt động quản lý chuỗi cung ứng của Subway không ổn định, người được phép kinh doanh nhượng quyền tự chủ động kế hoạch nhập hàng hóa đầu vào, song trên toàn cầu chỉ có 5 nhà cung ứng mà lại phải đáp ứng tới 40.000 cửa tiệm khắp thế giới, đây rõ ràng là một bất cập trong khâu quản lý nguồn hàng nội bộ, và hậu quả là tính sáng tạo của sản phẩm không đủ, giá thành tăng cao,…

Đối với vấn đề doanh thu, Subway thu 12.5% ( 8% phí thương hiệu, 4.5% thu phí quảng bá Marketing), nhưng hoạt động quảng bá tuyên truyền lại không hiệu quả triệt để đến từng nơi/địa điểm kinh doanh trên toàn cầu.

Ở Việt Nam là một ví dụ điển hình về công tác xây dựng thương hiệu yếu ớt của Subway, nếu bạn hỏi 10 người dân văn phòng có lẽ chỉ có khoảng 3 người biết subway là gì, Lương nghĩ con số này chỉ là 1-2 người.

Còn nếu bạn hỏi những người không tiếp cận nhiều với máy tính, không ở khu vực thành thị lớn có lẽ số người biết về Subway là gì rất ít. Nhưng nếu được hỏi về KFC hay McDonald’s thì chắc chắn nhiều người biết.

Công tác xây dựng thương hiệu yếu, hoạt động truyền thông quảng bá không hiệu quả gây áp lực cho hoạt động kinh doanh của các chủ cửa tiệm nhượng quyền, điều này khiến những người đầu tư phải đắn đo kỹ lưỡng trước khi đi đến quyết định đầu tư vào Subway.

Đổi Logo, Tạo lập bộ phận mới, mở rộng quy mô toàn cầu, có thực sự sẽ hiệu quả không ?

Lương cho rằng bất cứ ông chủ nào ( ít tiền, nhiều tiền) cũng sẽ trải qua giai đoạn này, thậm chí Blog của Lương mà bạn đang đọc đây cũng đã từng bước vào giai đoạn này, và trong phần nội dung thứ 3 của bài viết này Lương sẽ chia sẻ với bạn rằng: Có thực sự phải làm như Subway đã làm hay không.

Đứng trước thực trạng phải cân nhắc lợi ích chung, Subway không thể không làm gì. Subway đã nhận ra họ sai ở đâu, và họ đã chú trọng hơn trong công tác xây dựng hình ảnh, quảng bá và đổi mới sản phẩm, Subway đang cố gắng nâng cấp mình để phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng.

Một động thái cụ thể của hang thức ăn nhanh này là, năm 2015 họ cho ra 1 sản phẩm mới Sandwich thị gà không chứa kháng sinh và các chất gây hại sức khỏe người ăn, đồng thời họ tuyên bố đến cuối năm 2017 sẽ thực hiện chính sách: Tất cả sẳn phẩm không chứa kháng sinh, không sử dụng chất bảo quản thực phẩm, mọi sản phẩm đều xanh và sạch.

Một trong những hành động khác nhằm đổi mới hình ảnh Subway. Tháng 8 năm 2016, hãng này đã thay đổi mới Logo của mình trong suốt 15 năm trước đó, Logo mới khá đơn giản và dễ nhìn.

Logo sau ( trên) và trước khi thay đổi Logo thương hiệu của Subway

Hình ảnh Logo này đã xuất hiện lần đầu tiên trong màn khai mạc Olympic năm ngoái ( 2016), lúc bấy giờ Subway cũng nói họ sẽ dán hình ảnh Logo này trên tất cả các cửa tiệm toàn cầu. Nhưng thật đáng tiếc, 1 năm đã qua đi , các vận động viên đã có được huy chương vàng của họ mà các cửa tiệm nhượng quyền của Subway vẫn còn đó Logo cũ.

Có vẻ như chiến dịch đổi mới Logo của Subway không thành công trong lần này rồi, và một lần nữa những bất cập trong quản lý nội bộ, chính sách đối với nhà kinh doanh nhượng quyền không thể hiện tính hiệu quả.

Đối với vấn đề phát triển kinh doanh online, năm 2016 hãng ăn nhanh Subway thành lập riêng một bộ phận công nghệ, bộ phận này có trách nhiệm kết nối công ty và khách hàng, trong đó tập trung phát triển ứng dụng App của cửa tiệm, ngoài ra còn cung cấp thêm một số dịch vụ khác trực tuyến. Bộ phận này mới được thành lập, do vậy còn nhiều hạn chế và hiệu quả chưa mạnh.

Đối với chiến dịch mở rộng của Subway mà nói, đã có rất nhiều nhận định/đánh giá từ chuyên gia nên hạn chế mở rộng hoặc cần có kế hoạch rõ ràng hơn trong thời gian dài hạn. Tuy nhiên thương hiệu đồ ăn nhanh Subway đến từ Mỹ này vẫn quyết định thực hiện chiến lược Toàn cầu hóa sản phẩm của bằng bước đầu mở rộng quy mô cửa tiệm.

Theo dự tính, trong 3 năm tới hãng ăn nhanh này sẽ mở thêm 500 cửa tiệm tại nước Anh và Cộng Hòa Ireland, tăng số lượng điểm bán lên 5000 điểm, hiện nay ở 2 nước này Subway mới chỉ có 2500 tiệm.

Subway muốn nói rằng, quyết định này dựa trên nhu cầu của người tiêu dùng, một nghiên cứu của tập đoàn nghiên cứu thị trường IGD. Thị trường ăn nhanh tại Anh, được dự báo sẽ tăng từ năm 2016 với quy mô 161 tỷ Bảng Anh tăng lên 220 tỷ Bảng Anh trong năm 2021. Tuy nhiên Subway sẽ phải đối diện với những thương hiệu ăn nhanh nội địa như: Pret A Mange và Greggs. Pret A Mange hiện nay có 400 cửa tiệm trên toàn cầu, 3/4 trong số đó nằm tại thị trường Anh Quốc.

Rõ ràng Subway mở rộng quy mô kinh doanh, số lượng cửa tiệm trên toàn cầu vào thời điểm này đang có dấu hiệu tiêu cực, chưa thực sự đáng tin về hành động thay đổi. Subway tiếp tục mở rộng số lượng cửa hàng có thực sự ổn không ?

Okay, Lương vừa chia sẻ với các bạn về chủ đề phát triển, mở rộng trong kinh doanh, cụ thể hơn là trong lĩnh vực kinh doanh thức ăn nhanh. Lương kỳ vọng bài này sẽ giúp bạn hiểu được nhiều vấn đề từ việc xây dựng thương hiệu, thời điểm mở rộng quy mô, làm sao để xây dựng công ty mình lớn mạnh, đặc biệt là những vấp ngã cay đắng mà bạn phải nằm lòng trong tư duy kinh doanh.

Những câu hỏi về kinh doanh, phân tích Marketing, bán hàng bạn comment lại cho Lương trong phần bình luận, hoặc gửi email về: haihoasong@gmail.com, gặp lại bạn trong những bài viết phân tích kinh doanh khác.

An Luong

Trả lời